Viện tâm lý Giáo dục tổ chức khóa học “Tham vấn tâm lý cơ bản” với đội ngũ giảng viên là các GS, TS, Th.S đến từ các trường ĐH danh tiếng như ĐHSP Hà Nội, ĐHQG, ĐH Khoa Học Xã hội & Nhân Văn… giảng dạy. Với 12 buổi học, bao gồm 08 học phần lý thuyết & 04 học phần thực hành tham vấn trực tiếp có sự giám sát chuyên môn, khóa học sẽ tạo nền tảng cần thiết cho hành trình trở thành nhà tham vấn tâm lý, người hỗ trợ tâm lý chuyên nghiệp của bạn.
I. ĐỐI TƯỢNG TUYỂN SINH:
- Người làm công tác tham vấn tâm lý ở các cơ sở cung cấp dịch vụ tham vấn tâm lý (Viện, Trung tâm, Phòng)
- Người làm công tác tham vấn học đường, giáo viên kiêm nhiệm công tác tham vấn học đường
- Giáo viên, giảng viên các cấp (Tiểu học, trung học cơ sở, THPT, giảng viên Đại Học)
- Các nhà trị liệu, khai vấn viên, tư vấn viên sức khỏe tinh thần,… cần chuẩn hóa quy trình tham vấn – tư vấn – trị liệu
II. MỤC TIÊU KHÓA HỌC:
Giúp học viên:
- Hiểu và nắm vững về hoạt động tham vấn tâm lý với tư cách là một ngành khoa học, một nghề chuyên môn.
- Hiểu và thực hành được nguyên tắc đạo đức trong tham vấn tâm lý.
- Hiểu vai trò và tầm quan trọng của tham vấn tâm lý, tham vấn tâm lý học đường.
- Hiểu và có thể thực hành được một số kỹ thuật, liệu pháp trong thực hành tham vấn tâm lý
- Thực hành được một số kĩ năng cơ bản trong tham vấn tâm lý
- Biết sử dụng một số trắc nghiệm tâm lý phổ biến & hiệu quả để xác định vấn đề của khách hàng.
III. NỘI DUNG ĐÀO TẠO VÀ THỜI GIAN DỰ KIẾN
- Tổng thời lượng đào tạo: 12 buổi học: 8 buổi lý thuyết và 4 buổi thực hành.
- Thời gian học: Học vào tối thứ 3, tối thứ 5, cả ngày thứ 7 – CN. Khai giảng thứ 3, ngày 12/3/2024
- Hình thức:
– Lý thuyết: Học online qua Zoom
– Thực hành: Người học sẽ được thực hành tại các cơ sở cung cấp dịch vụ tham vấn tâm lý và một số trường học
– Phương pháp học: Học bằng trải nghiệm của người học, theo quy trình 3H “Học – Hiểu – Hành” giúp người học hiểu sâu, nhớ lâu, vận dụng tốt.
- Nội dung đào tạo:
CHUYÊN ĐỀ 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THAM VẤN TÂM LÝ
CHUYÊN ĐỀ 2: NGUYÊN TẮC ĐẠO ĐỨC TRONG THAM VẤN TÂM LÝ
CHUYÊN ĐỀ 3: QUY TRÌNH THAM VẤN TÂM LÝ
CHUYÊN ĐỀ 4: MỘT SỐ CÔNG CỤ THỰC HÀNH TRONG THAM VẤN VÀ MẪU BIỂU SỬ DỤNG
CHUYÊN ĐỀ 5: MỘT SỐ KỸ THUẬT TRONG THỰC HÀNH THAM VẤN TÂM LÝ
CHUYÊN ĐỀ 6: THỰC HÀNH CÓ GIÁM SÁT (TRỰC TIẾP HOẶC ONLINE)
GV giảng dạy các học phần từ 1 đến 5: PGS.TS. Dương Hải Hưng, TS. Nguyễn Thanh Bình, TS. Phạm Văn Tư, ThS Đỗ Trang
Hướng dẫn và giám sát thực hành trên lớp/thực hành tổng hợp: ThS Đỗ Trang, ThS Trần Dương
IV. THÔNG TIN GIẢNG VIÊN
PGS.TS Dương Hải Hưng
— Giảng viên cao cấp Trường ĐHSP Hà Nội
— Chủ tịch Viện Tâm lý Giáo dục
TS. Nguyễn Thanh Bình
— Giảng viên Tâm lý học, GV học viện Phụ nữ
— Phó trưởng khoa CTXH, ĐH KHXH & NV
— Chuyên tư vấn, đào tạo tâm lý
TS. Phạm Văn Tư
— Tiến sĩ Tâm lý học, Phó Trưởng Khoa CTXH, Trường ĐHSP HN
— Chuyên gia đào tạo tham vấn trị liệu tâm lý cho tổ chức Good neighbor; Trung tâm chăm sóc sức khoẻ tinh thần BrainCare
ThS Đỗ Trang
— Chuyên gia tham vấn trị liệu tâm lý.
— Giảng viên cao cấp Viện Tâm lý Giáo dục
— Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Tâm lý Giáo dục Sunrise
Th.S Trần Dương
— Giám đống hệ thống phòng tham vấn trị liệu ATC, Thành phố HCM
V. CHỨNG NHẬN KHÓA HỌC
Học viên được cấp chứng nhận của Viện Tâm lý Giáo Dục khi tham gia đủ 80% khóa học & hoàn thành bài đánh giá của giảng viên.
********
VIỆN TÂM LÝ GIÁO DỤC
SĐT hotline/ Zalo tư vấn thêm: 0367.998.598 (Ms. Phương Thúy)
Thông báo Tuyển sinh Khóa tập huấn “Đánh giá & Can thiệp Rối loạn âm lời nói (SSD) ở trẻ: Từ lý thuyết đến thực hành
Ôm là một công cụ trị liệu vô cùng hiệu quả
𝐓𝐇𝐎̂𝐍𝐆 𝐁𝐀́𝐎 𝐍𝐆𝐇𝐈̉ 𝐋𝐄̂̃ 𝟑𝟎/𝟒 – 𝟏/𝟓 𝐕𝐀̀ 𝐆𝐈𝐎̂̃ 𝐓𝐎̂̉ 𝐇𝐔̀𝐍𝐆 𝐕𝐔̛𝐎̛𝐍𝐆
Bạo lực học đường: Cần ngăn chặn bạo lực ngay từ khi bắt đầu
Chứng nhận nghiệp vụ sư phạm mầm non K04