Trang chủ » RỐI LOẠN ÁM ẢNH CƯỠNG CHẾ (OBSESSIVE-COMPULSIVE DISORDER – OCD) 

RỐI LOẠN ÁM ẢNH CƯỠNG CHẾ (OBSESSIVE-COMPULSIVE DISORDER – OCD) 

RỐI LOẠN ÁM ẢNH CƯỠNG CHẾ (OBSESSIVE-COMPULSIVE DISORDER – OCD) 

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế hay được gọi với một tên khác là Rối loạn ám ảnh cưỡng bức (OCD) là một tình trạng sức khỏe tâm thần phổ biến khi một người có những suy nghĩ ám ảnh và hành vi cưỡng chế. OCD có thể ảnh hưởng đến nam giới, phụ nữ và trẻ em. Một số người bắt đầu có các triệu chứng sớm trong độ tuổi dậy thì, nhưng nó thường bắt đầu ở tuổi thanh thiếu niên – độ tuổi giai đoạn trưởng thành. OCD có thể gây khó chịu và ảnh hưởng lớn đến cuộc sống thường ngày, nhưng có thể can thiệp và trị liệu tâm lý để hạn chế và kiểm soát các triệu chứng.

Triệu chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD)

Nếu mắc chứng OCD, ta sẽ thường xuyên có những suy nghĩ ám ảnh và hành vi cưỡng chế thường xuyên.

  • Nỗi ám ảnh là một ý nghĩ, hình ảnh hoặc thôi thúc không mong muốn và khó chịu cứ lặp đi lặp lại trong tâm trí, gây ra cảm giác lo lắng, ghê tởm hoặc khó chịu.
  • Cưỡng chế là một hành vi hoặc hành động tinh thần lặp đi lặp lại mà ta cảm thấy cần phải làm để tạm thời giải tỏa cảm giác khó chịu do ý nghĩ ám ảnh mang lại.

Ví dụ, một người bị ám ảnh sợ bị trộm có thể cảm thấy rằng họ cần phải kiểm tra tất cả các cửa sổ và cửa ra vào đã được khóa nhiều lần trước khi có thể rời khỏi nhà.

Phụ nữ đôi khi có thể bị OCD trong khi mang thai hoặc sau khi sinh con. Nỗi ám ảnh có thể bao gồm lo lắng về việc làm hại em bé hoặc không tiệt trùng bình bú đúng cách. Cưỡng chế có thể là những việc chẳng hạn như liên tục kiểm tra xem em bé có thở không. 

Nguyên nhân của chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD)

Hiện nay chưa có nghiên cứu chỉ ra nguyên nhân cụ thể gây nên chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Nhưng có những yếu tố khác nhau có thể tạo thành một phần gây ra chứng OCD, trong đó bao gồm:

  • Tiền sử gia đình – bạn có nhiều khả năng mắc chứng OCD hơn nếu một thành viên trong gia đình mắc bệnh này, có thể là do gen của bạn.
  • Sự khác biệt trong não – một số người mắc chứng OCD có các vùng hoạt động cao bất thường trong não hoặc mức độ thấp của một chất hóa học gọi là serotonin.
  • Các sự kiện trong cuộc sống – OCD có thể phổ biến hơn ở những người từng bị bắt nạt, lạm dụng hoặc bỏ bê, và đôi khi nó bắt đầu sau một sự kiện quan trọng trong cuộc đời, chẳng hạn như sinh con hoặc mất người thân.
  • Tính cách – những người gọn gàng, tỉ mỉ, có phương pháp với tiêu chuẩn cá nhân cao có thể dễ mắc chứng OCD hơn, cũng như những người thường khá lo lắng hoặc có tinh thần trách nhiệm cao đối với bản thân và những người khác.

Chẩn đoán rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD)

Hiện nay, rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) chủ yếu được chẩn đoán theo ICD-10 hoặc theo DSM IV. Hầu hết các trường hợp OCD đều có thể xác định dựa trên biểu hiện lâm sàng.

Ngoài ra, OCD cũng cần phải chẩn đoán phân biệt với một số bệnh tâm thần (hoang tưởng, trầm cảm, ánh ảnh sợ) và các bệnh thần kinh (chấn thương sọ não, biến chứng sau viêm não, động kinh thùy thái dương và bệnh Tourette).

Một số phương pháp điều trị rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD)

Nghiên cứu cho thấy rằng, có một số phương pháp điều trị chính đem lại hiệu quả trong việc kiểm soát các triệu chứng của OCD, đó là:

  • Liệu pháp trị liệu nhận thức – hành vi (CBT), giúp ta đối mặt với nỗi sợ hãi và những suy nghĩ ám ảnh của mình mà không cần “xử lý chúng ngay” thông qua hành vi cưỡng chế
  • Điều trị bằng thuốc nhằm ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin (SSRIs)
  • Có thể lựa chọn điều trị kết hợp giữ SSRIs và CBT để đem lại hiệu quả tối ưu
0968056773
Chat Zalo