Trang chủ » THÔNG BÁO v/v THÀNH LẬP TRUNG TÂM TRỰC THUỘC VIỆN TÂM LÝ GIÁO DỤC TẠI MỖI TỈNH, THÀNH

THÔNG BÁO v/v THÀNH LẬP TRUNG TÂM TRỰC THUỘC VIỆN TÂM LÝ GIÁO DỤC TẠI MỖI TỈNH, THÀNH

THÔNG BÁO v/v THÀNH LẬP TRUNG TÂM TRỰC THUỘC VIỆN TÂM LÝ GIÁO DỤC TẠI MỖI TỈNH, THÀNH

Viện Tâm lý Giáo dục (Institute of Psychology and Education – IPE) với hoạt động chính là nghiên cứu khoa học, thực hiện các chương trình, đề tài, dự án; tiếp nhận và cập nhật những chương trình giáo dục, các mô hình tiên tiến, các nghiên cứu khoa học mới nhất và hiện đại trên thế giới trong lĩnh vực tâm lý giáo dục. Nhằm hiện thực hóa các sản phẩm khoa học và công nghệ trong, ngoài nước và chuyển giao công nghệ về lĩnh vực tâm lý và giáo dục.

Viện Tâm lý giáo dục quyết định tiếp nhận và phê duyệt hồ sơ năng lực đối với các trung tâm hoạt động trong lĩnh vực tâm lý giáo dục trên địa bàn cả nước để chính thức trở thành trung tâm trực thuộc Viện Tâm lý giáo dục tại địa bàn tỉnh/thành đó; với mục đích trung tâm trực thuộc sẽ cùng với Viện triển khai kết quả nghiêm cứu, ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ, hiện thực hóa các mô hình tiến tiến trên thế giới trong lĩnh vực tâm lý, giáo dục, phát triển con người bền vững.

Số lượng: Viện chỉ xét duyệt tối đa 2 hồ sơ, tương ứng với 2 trung tâm/ một lĩnh vực hoạt động thuộc địa bản của mỗi tỉnh/thành.

Tổ chức, cá nhân muốn thành lập Trung tâm trực thuộc Viện Tâm lý Giáo dục (IPE) cần phải đủ các điều kiện và chuẩn bị hồ sơ theo hướng dẫn dưới đây:

I. Thẩm quyền thành lập

Viện Tâm lý Giáo dục (IPE)

II. Điều kiện thành lập Trung tâm trực thuộc

Trung tâm cùng với luật sư riêng của Viện Tâm lý Giáo dục sẽ cùng thảo luận các điều kiện sau phù hợp với pháp luật và định hướng chuyên môn của Viện:

  1. Tên trung tâm
  2. Địa điểm: Địa điểm hoạt động của Trung tâm phải bảo đảm về diện tích, tiện nghi làm việc, phù hợp với thực tiễn của từng địa phương.
  3. Quy chế hoạt động của trung tâm
  4. Nhân sự
  5. Giám đốc trung tâm:

– Người đứng đầu Trung tâm, người thực hiện hoạt động tư vấn, hỗ trợ của Trung tâm phải là người có trình độ thạc sĩ tâm lý, giáo dục đặc biệt, công tác xã hội trở lên và có kinh nghiệm công tác ít nhất 03 năm trong các lĩnh vực tâm lý giáo  dục pháp luật phù hợp với lĩnh vực thực hiện tư vấn, hỗ trợ.Trung tâm phải có ít nhất 01 người thực hiện tư vấn chuyên trách. Trung tâm có thể sử dụng lao động theo hợp đồng, cộng tác viên tư vấn thường xuyên hoặc theo vụ việc.

– Đối với Trung tâm thăm khám và trị liệu tâm lý, ngoài những yêu cầu trên, cần thêm có đội ngũ bác sĩ chuyên khoa về sức khỏe tâm thần.

– Đối với trung tâm hoạt động về lĩnh vực phát triển tiềm năng con người, yoga trị liệu, chữa lành bằng năng lượng… ngoài những yêu cầu trên, cần thêm điều kiện về chuyên môn trong lĩnh vực phải được đào tạo ở những đơn vị, tổ chức đào tạo uy tín

  1. Cơ sở vật chất: trang thiết bị, nhân lực cần thiết bảo đảm hoạt động của Trung tâm;

III. Đối tượng:

Các Trung tâm chuẩn bị muốn thành lập, những Trung tâm chưa làm thủ tục thành lập, những Trung tâm đã cấp giấy phép hoạt động trong các lĩnh vực cụ thể sau:

  1. Các Trung tâm hoạt động trong lĩnh vực giáo dục đặc biệt
  2. Các Trung tâm hoạt động trong lĩnh tham vấn và trị liệu tâm lý (hôn nhân gia đình, tham vấn tâm lý học đường, hỗ trợ cai nghiện ma túy – game online….)
  3. Các Trung tâm bồi dưỡng Kỹ năng sống, giá trị sống; đào tạo kỹ năng mềm, Bồi dưỡng đào tạo phát triền doanh nghiệp, các tổ chức, lĩnh vực phát triển cá nhân, tổ chức
  4. Các Trung tâm thăm khám và trị liệu tâm lý, chăm sóc sức khỏe tinh thần
  5. Các Trung tâm công tác xã hội
  6. Các Trung tâm nghiên cứu khoa học lĩnh vực tâm lý học, giáo dục học, giáo dục đặc biệt, công tác xã hội.
  7. Các Trung tâm về phát triển tiềm năng con người, yoga trị liệu, chữa lành bằng năng lượng…
  8. Các Trung tâm hợp tác quốc tế về lĩnh vực tâm lý học, giáo dục học, giáo dục đặc biệt, công tác xã hội, phát triển tiềm năng con người….

IV. Các bước thành lập

Việc thành lập Trung tâm trực thuộc được tiến hành theo các bước sau:

1. Chuẩn bị hồ sơ : Luật sư riêng của Viện sẽ cùng với Trung tâm soạn thảo hồ sơ đầy đủ theo quy định pháp luật.

2. Tiếp nhận, giải quyết hồ sơ: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền thành lập Trung tâm trực thuộc có trách nhiệm thẩm định, kiểm tra theo quy định.

3. Thông báo kết quả: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, người có thẩm quyền quyết định thành lập, cho phép thành lập Trung tâm trực thuộc quyết định thành lập, cho phép thành lập nếu đủ điều kiện; nếu chưa quyết định thành lập thì có văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân nêu rõ lý do.

V. Hồ sơ thành lập Trung tâm trực thuộc

Hồ sơ đề nghị thành lập Trung tâm trực thuộc Viện tâm lý Giáo dục bao gồm:

  1. Tờ trình đề nghị thành lập Trung tâm trực thuộc
  2. Đề án thành lập Trung tâm trực thuộc gồm các nội dung:

+ Tên Trung tâm, địa điểm đặt Trung tâm, sự cần thiết và cơ sở pháp lý của việc thành lập Trung tâm;

+ Mục tiêu, nhiệm vụ của Trung tâm;

+ Chương trình giảng dạy, quy mô đào tạo;

+ Cơ sở vật chất của Trung tâm;

+ Cơ cấu tổ chức của Trung tâm, sơ yếu lý lịch, lý lịch khoa học của người dự kiến làm Giám đốc trung tâm;

  1. Dự thảo nội quy tổ chức hoạt động của Trung tâm.

ĐỊA CHỈ NHẬN HỒ SƠ

Cá nhân, tổ chức gửi hồ sơ thành lập Trung tâm trực thuộc Viện Tâm lý Giáo dục theo địa chỉ dưới đây:

Địa chỉ nhận trực tiếp: P2904 nhà A2, khu chung cư An Bình city, 232 Phạm Văn Đồng,tổ dân phố Hoàng 20, phường Cổ Nhuế 1, Quận bắc Từ Liêm, Hà Nội

Địa chỉ nhận hồ sơ online: vientamlygiaoduc1@gmail.com

(Trong thời điểm dịch Covid diễn biến phức tạp, Viện khuyết khích các cá nhân, tổ chức gửi hồ sơ online)

0968056773
Chat Zalo